Chương 1 : Câu cá thời tiền sử

Câu cá là một phương thức đánh bắt cá nước ngọt hoặc nước mặn mà đặc trưng là dùng cần, dây và lưỡi câu. Giống như săn bắn, đánh bắt cá vốn dĩ nhằm cung cấp thức ăn cho con người. Tuy nhiên, câu cá cũng là môn thể thao đã có từ thời cổ đại. Một bức họa khoảng 2000 năm trước công nguyên cho thấy người Ai Cập đã biết bắt cá bằng cần, lưỡi câu và lưới vợt. Một bức họa khác của Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tư trước công nguyên cũng cho thấy cách đánh bắt cá bằng dây sợi tơ, lưỡi móc làm bằng chiếc kim, cần câu bằng trúc và mồi làm bằng cơm. Các tài liệu tham khảo khác chứng minh người Hy Lạp, người Assysian (?), người La Mã, Do Thái cổ đã biết câu cá.
Ngày nay khái niệm câu cá thể thao được dùng để phân biệt với cách đánh bắt thương mại. Bất chấp quá trình đô thị hóa, sự tăng trưởng dân số nhanh chóng, tại nhiều nơi câu cá là một môn thể thao giải trí quan trọng và ở nhiều nước nó còn là môn thể thao phổ biến rộng rãi nhất.
Vấn đề của các cần thủ đương đại cũng chính là các vấn đề mà các cần thủ tiền bối đã gặp. Đó là tìm cá ở đâu, tiếp cận chúng như thế nào và sử dụng mồi câu ra sao. Các cần thủ còn phải thông hiểu về gió mưa, thời tiết. Câu cá luôn hàm chứa những điều đã luôn luôn tồn tại, đó là cách thức tận dụng các yếu tố thiên nhiên.
Phần quan trọng của lịch sử câu cá là lịch sử phát triển trang thíêt bị đánh bắt. Một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất chính là chiếc lưỡi câu, một chiếc xương hàm của các chú cá hoặc một hòn đá dài trên dưới 1 inch (25,4 mm), được mài nhọn hai đầu và buộc dây ở phần giữa. Lưỡi câu được gắn các loại mồi khác nhau. Khi cá nuốt mồi, ngạnh lưỡi câu mắc vào họng chúng và các vị cần thủ tiền bối có thể lôi chúng lên khỏi mặt nước.
Với sự ra đời của kim loại, lưỡi câu là một trong các loại công cụ đầu tiên được làm ra. Chúng được gắn mồi câu gốc động vật hoặc thực vật, một phương pháp câu hữu hiệu bằng ghe thuyền. Chiếc cần lần đầu tiên được buộc dây có lẽ là một cái que hay một nhánh cây, cho phép câu cá từ bờ nước, vượt qua các các quần thể thực vật mọc theo ven bờ.
Những chiếc cần câu cách đây hàng nghìn năm ngắn lắm, dài không quá vài feet (1 feet khoảng 30 cm). Chiếc cần dài nhiều khúc lần đầu tiên do người La Mã phát minh vào khoảng thế kỷ thứ tư sau công nguyên. Vào thời đó, người Maxêđoan (Mecedonian) đã biết câu cá hồi suối bằng ruồi giả và có tài liệu mô tả cách làm mồi giả. Cần câu họ dùng chỉ dài khoảng 6 feet (1,8 mét) và dây câu cũng chỉ dài chừng đó. Cách câu như thế chỉ có thể là cách thả mồi lơ lửng trong nước.
Chương II: Sự phát triển phương tiện câu
Lịch sử câu cá thể thao ở nước Anh bắt đầu từ khi Wynkyn de Worde viết cuốn The Treatyse of Fysshynge With an Angle (tạm dịch là cách thức đánh bắt bằng cần câu) vào năm 1496, là phần hai của cuốn “The Boke of St. Albans” thoạt đầu chỉ nói về săn bắn. Cuốn sách được viết dựa trên các sự kiện diễn ra trên châu lục vào thế kỷ thứ 14. Điều đáng ngạc nhiên là các chú ruồi giả (mồi giả) mô tả trong cuốn Treatyse khá hiện đại (sáu trong hàng tá loại mồi nêu trong cuốn sách đó hiện nay vẫn thịnh hành). Cần câu có chiều dài từ 18 đến 22 feet (1 feet = 27,6 cm) , một đầu được buộc dây câu xe bằng lông đuôi ngựa. Giai đoạn phát triển rầm rộ đầu tiên là vào thế kỷ thứ 17, khi Izaak Wailton và Charles Cotton viết cuốn sách mang tính kinh điển The Compleat Angler và Col. Robert Venables cùng Thomas Barker mô tả chi thiết các trang thiết bị và phương pháp câu mới.
Trong thời gian này một số cần thủ không tên tuổi đã sử dụng các vòng dây, các kiểu thắt nơ gắn ở đầu cần, tạo khả năng tốt hơn cho việc dòng và bắt cá đã mắc vào lưỡi câu. Vào năm 1667 Barker đề cập đến cách câu cá hồi với sợi dây dài tới 26 yard (1 yard = 0,9144 m). Chắc chắn sự cần thiết phải thu hồi đoạn dây dài như thế là tiền đề cho sự phát minh ra máy câu.
Các cuộc thực nghiệm về vật liệu làm dây câu đã phát hiện ra dây làm từ ruột động vật (được Samuel Pepys nêu vào năm 1667) và các loại dây không thấm nước (Venables đã nêu vào năm 1676). Việc sử dụng lưỡi câu “đổ bộ” (Landing hook – Xin bác QcQ cho thuật ngữ Việt chuấn xác) để kéo thẳng cá to mắc câu lên bờ đã được Barker đề cập vào năm 1667.
Vào những năm 1650 Charles Kirby tìm ra các phương pháp làm lưỡi câu mới và sau đó đã phát minh ra lưỡi câu có vòng lượn mang tên Kirby của ông ta. Đó là loại lưỡi câu sắc có ngạnh mà ngày nay vẫn dùng phổ biến trên khắp thế giới. Do trận dịch tả và trận cháy lớn ở London vào năm 1666 Kirby và đồng nghiệp làm lưỡi câu phải chia tay cái quán của mình bên cây cầu London cũ và cuối cùng họ đã thành lập các xưởng sản xuất tại Redditch vào khoảng năm 1730.
Chương III: Cần và máy câu buổi ban đầu

Cái máy câu đầu tiên còn lưu lại đến nay là chiếc guồng gỗ với cái vòng kim loại gắn trên ngón tay cái của cần thủ (tiếc quá, chẳng có hình minh hoạ!). Vào năm 1770 việc sử dụng loại guồng có bộ dẫn dây câu và cần câu đã thịnh hành rộng rãi.
Cái máy câu chính thống đầu tiên có hộp số mắc bên dưới cần câu, khi quay tay một vòng cuộn dây quay được nhiều vòng. Khi tại Anh Quốc chưa hề biết gì đến máy câu thì vào đầu những năm 1880 hai thợ làm đồng hồ ở Kentucky đã cho ra đời chiếc máy câu thể thao nguyên mẫu đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy câu tiêu biểu của Anh Quốc được gọi là máy câu Notthingham, dựa trên nguyên lý một chiếc bô-bin (cuộn dây) hình chóp làm ta liên tưởng đến các toà tháp hình chóp thời xưa. Nó là một chiếc trống tang rộng, không có hộp số, chạy tự do, cho phép thả dây câu và mồi, thính dụ trôi theo dòng chảy và rất phù hợp cho việc câu các loại cá dữ trên biển. Nó cũng là cơ sở để làm ra các chiếc máy “câu lướt” sau này (fly-físhing reels*).
Cần câu được làm bằng các loại gỗ cứng trong nước, sau này được thay thế bằng các loại gỗ tốt, thẳng, dẻo, nhập khẩu từ Nam Mỹ hoặc Tây Ấn hoặc bằng tre. Vào cuối thế kỷ 18, khi kỹ thuật phát triển, người ta dán, ghép các thanh tre lại với nhau để có chiếc cần khỏe, mềm mại và nhỏ gọn hơn.
Trong thời gian từ 1865 đến 1870 xuất hiện tại các nước nằm bên hai bờ Đại Tây Dương các chiếc cần câu lục giác, được ghép bởi 6 thanh tre có thiết diện tam giác. Từ năm 1880 trở đi ngành thiết kế trang thiết bị câu phát triển rầm rộ. Lông đuôi ngựa được thay thế bởi sợi tơ tằm có tẩm dầu lanh ô xy hoá. Loại dây này rất dễ câu. Chúng chìm nhanh khi không tẩm dầu và nổi dễ dàng nếu được tẩm dầu. Với loại dây này các cần thủ bình thường có thể câu xa hơn ba lần so với trước, và cũng từ đó hình thành cái gọi là “câu lướt khô” và “câu lướt ướt” (dry-fly and wet-fly físhing -*) Trong các loại máy câu của vùng Nottingham, các chi tiết gỗ được thay thế bởi nhựa ebonit (cao su cứng) hoặc kim loại. Vì thế chúng hoạt động trơn tru hơn. Do máy câu thường quay nhanh hơn khả năng dây chạy nên các sợi dây dễ bị rối (người Anh gọi là overrun và người Mỹ gọi là backlash). Người ta đã thiết kế bộ phận điều tốc để loại bỏ hiện tượng này. Vào năm 1896 William Shakespeare làm được bộ điều tốc bảo đảm dây có thể bắn ra cùng tốc độ quay của máy.
Năm 1880 một công ty ở Malloch, Scotland giới thiệu chiếc máy câu xoay chiều đầu tiên, một đầu cuộn dây để mở. Khi câu, máy xoay 90º, hoạt động cùng chiều với bộ phận dẫn dây, làm cho dây câu dễ dàng thoát khỏi cuộn dây. Để thu dây, cuộn dây lại quay trở lại 90º. Các loại máy này từng được dùng chủ yếu để thả mồi nhử với trọng lượng lớn khi câu cá hồi. Loại máy này do con-soc-si-om dệt Holden Illingworth khổng lồ của Anh sản xuất và do vậy tại Anh Quốc nó được gọi là máy cuộn cố định (fixed-spool reel) và tại Mỹ nó được gọi là máy cọc sợi (spinning reel). Loại máy này có cuộn dây luôn hướng lên phía cần và khi câu sợi dây vận động y như ở chiếc máy Malloch.
Bước vào thế kỷ thứ 20, các loại cần câu trở nên ngắn hơn và nhẹ hơn nhưng không mất đi sức mạnh của chúng. Bỗng chốc phần lớn cần câu tre được thay thế bởi các loại cần sợi thuỷ tinh và sau cùng là sợi các-bon là thành phần nguyên liệu chủ đạo. Sau những năm 1930 các máy câu cuộn cố định phát triển mạnh ở Anh Quốc và sau thế chiến thứ II môn câu thể thao phát triển mạnh mẽ ở Bác Mỹ cũng như phần còn lại củ thế giới. Cuối những năm 1930 dây câu bằng sợi ny-lon ra đời và giữ vai trò chủ đạo vao thời gian sau thế chiến thứ II. Dây câu sợi xe từ các loại sợi tổng hợp khác nhau cũng ra đời từ đây. Các loại dây phủ nhựa có thể nổi hợăc chìm mà không cần tẩm dầu. Như vậy, nhựa tổng hợp đã trở thành vật liệu nhân tạo chủ đạo trong ngành sản xuất dây câu.
CHƯƠNG IV: Các phương thức câu
(Từ phần này trở đi xin để nguyên thuật ngữ gốc tiếng Anh để các bác tham khảo)
1. Bait fishing (bait = mồi câu. Câu bằng mồi thật)
Có bốn phương thức câu cơ bản: Bait fishing, fly fishing, bait casting hoặc spinning và trolling. Tất cả các phương thức này đều được vận dụng trong câu cá nước ngọt và nước mặn. Tuy nhiên phương thức thứ nhất và thứ tư phổ biến hơn trong câu cá nước mặn. Bait fishing, ở Bắc Mỹ thường gọi là still fishing (still = im lặng, câm) và ở Anh gọi là bottom fishing (bottom = đáy). Chắc chắn đây là các phương thức câu lâu đời nhất và phổ biến nhất. Tại Anh, câu cá nước ngọt để đánh bắt các loại cá phổ thông như bream, barbel, tench, dace (cá trắng) và grayling.
Mồi được mắc vào lưỡi câu để nhử cá ăn. Các loại mồi phổ biến là giun, côn trùng, cá con, bánh mì và phô ma. Mồi có thể được thả xuống tận đáy nước nhờ gắn thêm chì hoặc cũng có thể đặt ở các tầng nước khác nhau. Phao (ở Anh gọi là float, ở Mỹ gọi là bobber) được làm bằng lông ống, bần, gỗ, nhựa hoặc phối kết hợp các chất liệu với nhau, giúp cần thủ đặt mồi ở độ sâu theo ý muốn. Để thu hút sự chú ý của cá người ta dùng các loại thính (ở Anh gọi là ground bait còn ở Mỹ gọi là chum) thả vào nước. Thính phổ biến là bánh mỳ hoặc bột trộn với nước. Chúng cũng có thể được bổ sung bằng các loại mồi dùng mắc vào lưỡi câu.
Cần câu thường có chiều dài từ 10 đến 15 feet ( 2,75 đến 4,25 m), gắn với máy câu nặng từ 1 đến 6 pound (450 – 2,700 gam) và cước sợi đơn (monofilament) có độ chịu tải cao.
Phần lớn cá ở Mỹ thuộc diện cá dữ, still físhing được thực hiện bởi các loại thiết bị không mấy chuyên dụng. Cần câu truyền thống là các loại cây có đốt (tre, trúc). Cách câu này áp dụng cho các loài cá như bluegills, crappies, perch, cá da trơn cũng như bass và walleyes.
Câu cá dưới lớp băng là cách người ta đục lỗ qua lớp nước hồ đã đóng băng để câu. Hình thức câu này ngày càng thịnh hành tại vùng Ngũ Hồ nằm giữa Bắc Mỹ và Canada. Cần câu thường dùng có chiều dài phổ biến là 3 feet (trên 80 cm) cùng với các máy câu giản đơn có gắn dây đơn chịu được nhiệt độ thấp và bộ phận báo cá đớp mồi. Cá được câu dưới lớp băng có nhiều loại, từ loại thông dụng cho đến các loại cá khủng, như bike walleye, bass và lake trout. Từ thế kỷ 20 câu cá dưới băng cũng phổ biến ở Bắc Âu và các nước châu Âu khác.
2. Fly fishing
(Trong phần trước, fly físhing được mạo muội dịch là “câu lướt”, cách câu quăng và lôi mồi nhảy tưng tưng trên mặt nước, chắc giống như cách câu cá quả của bác QcQ và các bác khác).
Fly fishing được coi là phương thức câu cao cấp nhất và các cần thủ dry-fly fishing (để con mồi lướt / nhảy trên mặt nước) được coi là các nghệ sĩ thực thụ. Với fly fishing thoạt đầu người ta dùng các con côn trùng còn sống đưa đến gần những nơi có cá, phần lớn là cá dữ. Các loại côn trùng giả cũng sớm được áp dụng. Ngày nay mồi côn trùng sống chỉ còn sử dụng khi chúng vừa thoát khỏi dạng ấu trùng.
Với wet-fly fishing con mồi được đưa vào trong nước. Phương thức này dùng các dạng mồi giả giống các loại côn trùng sống trong nước hoặc giống cá con.
Cần câu theo phương thức này dài 7 đến 10 feet (khoảng 2 – 3 mét). Dây cước khá nặng trong khi con mồi có trọng lượng hầu như không đáng kể. Máy câu là loại máy đơn giản, chủ yếu chỉ để thu dây và lôi được chú cá đã mắc vào lưỡi câu lên bờ. Các loại cá chính thường được câu là cá hồi suối (trout) và cá hồi sông (salmon). Tuy nhiên từ giữa thế kỷ 20 hầu hết các loại cá đều có thể câu theo phương thức fly fishing này.
3. Bait / Spin casting (câu xa bờ?)
Bait casting và spin casting chỉ khác nhau ở cách thức sử dụng máy câu và các loại cần với độ dài ngắn khác nhau. Cần câu spinning thông thường dài từ 7 – 10 feet, trong khi cần câu bait casting chỉ dài từ 5 – 6 feet. Giống như fly fishing, bait casting lúc đầu chỉ dùng cá sống làm mồi nhưng về sau người ta dùng mồi là các chú cá giả (giống cá ốm yếu) cũng như các loại mồi kim loại có dạng chiếc thìa và các loại mồi đánh lừa khác.
4. Bait trolling (câu quét?)
Bait trolling sử dụng mồi sống hoặc mồi giả, đưa xuống nước và được kéo theo các chiếc tàu, thuyền chạy chậm. Thông thường người ta câu trolling tại các hồ lớn nhưng trolling cũng là môn câu thể thao cá to trên biển. Phương thức này có ưu thế là có thể dò cá ở một vùng lớn vì khó xác định chúng ở chỗ nào. Độ sâu thả câu và tốc độ tàu, thuyền, về nguyên tắc phụ thuộc vào cách thức câu. Từ giữa thế kỷ 20 cách câu trolling càng phát triển, khi các thiết bị định vị có thể giúp tìm cá ngay từ trên thuyền. Cần câu thường dài 5 – 7 feet và dây câu rất chắc, thường là dây kim loại nhằm tạo thêm trọng lượng để đưa con mồi xuống độ sâu lớn.
Khi câu trolling, cần câu phải được đặt theo một góc độ thích hợp với hướng di chuyển của con thuyền để tạo cho cần có sự đàn hồi cần thiết khi cá mắc câu. Mồi câu phần lớn giống bait casting. Cá được câu chủ yếu là cá hồi, cá măng lớn.
5. Câu cá nước mặn
Bốn phương thức câu nêu trên đây ( Bait fishing, fly fishing, bait casting and trolling) cũng được áp dụng trong câu cá nước mặn. Tất nhiên trên biển thì người ta ít dùng phương thức fly fishing, mặc dầu đây là phương thức câu ngày càng phổ biến. Người ta có thể câu cá biển từ bờ, từ các ghềnh đá, từ kè cảng hay từ mạn tàu thuyền. Các loại cá câu được thường là striped bass. jewfish. snook and weak fish.
CHƯƠNG V: Big-game fishing (môn câu thể thao cá to)
Big-game fishing được thực hiện từ trên tàu, thuyền gắn máy. Người đi tiên phong trong môn thể thao này là C.F.Holder. Vào năm 1898 ông ta đã câu được một chú cá ngừ xanh nặng tới 183 pound (83 kg) tại đảo Santa Catalina, California. Các loại cá câu được thông thường là cá ngừ (tuna), cá cờ (marlin), cá kiếm (swordfish) và cá mập (shark).
Big-game fishing rất phổ biến trên các vùng biển thuộc Đại Tây Dương, nhất là sau khi Julius von Hofe ở Brooklyn, N.Y. phát minh ra máy câu có bộ phận kéo bên trong vào năm 1913. Các cần thủ big-game thả cần từ ghế chuyên dụng gắn trên tàu thuyền xuống nơi có thể câu được. Cần câu phải khỏe, đốc cần gắn vào chân ghế. Máy câu to và dây làm bằng chất dacron hoặc terylene, có bộ phận dẫn gần lưỡi câu.
Hiệp hội Câu cá thể Thao Quốc tế (The International Game Fish Association) được thành lập vào năm 1939 đã cổ vũ mạnh mẽ sự phát triển và điều tiết phong trào thể thao này thông qua việc giám sát các cuộc thi câu biển, quy định các tiêu chuẩn về tải lực của dây câu và lưu trữ hồ sơ về câu thi. Hiệp hội cũng khuyến khích nghiên cứu khoa học thông qua việc đánh dấu số cá được thả trở lại các vùng sinh trưởng của chúng và theo dõi các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng. Từ năm 1978 Hiệp hội cũng tiếp thu phần lưu trữ hồ sơ về cá nước ngọt.
Câu là môn thể thao quan trọng hơn bắn súng khi đi săn. Liên đoàn Câu cá thể thao được thành lập vào năm 1955 và đến cuối thể kỉ trước đã có trên 30 nước hội viên. Tổ chức này tài trợ cho các cuộc thi đấu và lưu giữ các tài liệu quốc tế có liên quan.
Phần kết : Thực trạng câu cá
Từ cuối thề kỷ 20 phong trào câu cá thể thao phát triển mạnh mẽ. Ngành du lịch hàng không sau thế chiến thứ II phát triển nhanh chóng, đưa các cần thủ đến bắc Mỹ và mọi miền của thế giới. Họ có thể tiếp cận các loài cá mới, như cá dorado ở A-hen-ti-na hay cá hổ (tigerfish) ở Trung Phi. Điểm nổi bật là các trang thiết bị câu cá nước ngọt cũng như cá nước mặn ngày càng tinh xảo và gọn nhẹ hơn. Các cần thủ có thể câu cá dọc bờ biển bằng cách fly físhing. Cũng có tài liệu mô tả fly fishing trên đại dương. Cái khó là không phải cần thủ nào cũng có thể câu được các loại cá như mình mong muốn ở mọi nơi. Thí dụ như ở Mỹ, cá chép được cho là một loại dịch trong khi đó ở châu Âu người ta lại thích tìm chúng để câu. Các loại cá trong quá khứ đã được quan tâm thì ngày nay càng được quan tâm hơn, trong đó có cá hồi ở châu Âu và cá bass ở Mỹ. Người Mỹ thích câu cá bass đến mức họ làm ra các loại thuyền chuyên dụng, tổ chức các cuộc thi câu và có các cần thủ chuyên câu loài cá này. Các tổ chức cũng như các cần thủ luôn cổ vũ phong trào bắt và thả cá (catch and release). Vì vậy thông thường chỉ có chú cá giật giải trong các cuộc thi hoặc các chú cá chiếm kỉ lục mới được các cần thủ giữ lại làm vật kỷ niệm.